Rate this post
Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững – Mục Tiêu Và Định Hướng trong tương lai là gì? Nội dung đề cập đến những vẫn đề chính sách cần được thực hiện trong những năm tiếp theo của đất nước ta, nhằm hỗ trợ các tỉnh thành trong cả nước. Nội dung mà Luận văn Panda muốn chia sẻ đến các bạn học viên đang làm đề tài luận văn về xóa đói giảm nghèo, sẽ hỗ trợ được những thông tin hữu ích giúp cho các bạn học viên dễ dàng tham khảo được những nguồn tài liệu quý giá.
Ngoài ra, còn rất nhiều luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững, cũng như những khái niệm, đặc điểm vai trò của luận văn thạc sĩ. Nếu như các bạn có nhu cầu tham khảo thêm nhiều bài mẫu khác thì có thể tham khảo tại đây nhé.
====>>>>Luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững
Mục lục ẩn
1 1. Quan điểm, định hướng chính sách giảm nghèo bền vững
2 2. Mục tiêu của chính sách giảm nghèo bền vững
2.1 2.1 Mục tiêu tổng quát: Các chính sách giảm nghèo bền vững:
2.2 2.2 Mục tiêu cụ thể:
3 3. Công cụ và giải pháp thực hiện chính sách:
3.1 3.1 Chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung, gồm:
3.2 3.2 Các giải pháp xóa đói giảm nghèo được chính phủ lựa chọn:
1. Quan điểm, định hướng chính sách giảm nghèo bền vững
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta là nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư, sự chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị.
Giảm nghèo bền vững là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 được ghi nhận trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Nếu không giải quyết, không thực hiện tốt vấn đề giảm nghèo bền vững thì khó có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011- 2020. Giảm nghèo bền vững còn là cam kết của Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc. Vì thế, giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ, là giải pháp quan trọng, cấp bách để hướng tới thực hiện mục tiêu chung là “Dân giàu nước mạnh”. Thực hiện giảm nghèo bền vững phải gắn với phát triển bền vững. Các hạn chế bất cập trong chính sách giảm nghèo bền vững và trong tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cũng đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam hiện nay.
Những chính sách xóa đói giảm nghèo trước đây chưa đạt được các mục tiêu mong muốn, giảm nghèo không bền vững và có nguy cơ tái nghèo rất cao. Do đó Nhà nước buộc phải điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững. Việc bổ sung và hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách đặt ra hiện nay. Giảm nghèo bền vững là vấn đề có quy mô rộng lớn và phức tạp không thể giải quyết trong một thời gian nhất định mà chỉ có thể giải quyết thành công bằng các chính sách của Nhà nước với các giải pháp và công cụ hữu hiệu.
Như vậy, cho ta thấy rằng vấn đề chính sách giảm nghèo bền vững còn xuất phát từ các yêu cầu nhiệm vụ thực hiện chức năng xã hội, chức năng quản lý của Nhà nước. Từ các phân tích như trên cho thấy vấn đề giảm nghèo bền vững ở Việt Nam hiện nay là vấn đề quan trọng, bức xúc và cấp bách được đặt ra và cần phải giải quyết bằng chính sách của Nhà nước.
2. Mục tiêu của chính sách giảm nghèo bền vững
2.1 Mục tiêu tổng quát: Các chính sách giảm nghèo bền vững:
- Nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo một cách bền vững, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư, tạo điều kiện cho người nghèo vươn lên thoát nghèo.
- Thực hiện giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tăng thu nhập của người nghèo giai đoạn 2016 – 2020.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 1,0 -1,5% năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn;
- Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt.
Để hỗ trợ các bạn học viên dễ dàng hơn trong việc tham khảo giá viết thuê luận văn thạc sĩ, và quy trình viết thuê luận văn thạc sĩ. Các bạn có thể tham khảo bảng giá viết thuê luận văn thạc sĩ tại đây.
====>>>BẢNG GIÁ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ
3. Công cụ và giải pháp thực hiện chính sách:
Ở Việt Nam công cụ thực hiện chính sách giảm nghèo được Chính phủ sử dụng nhiều nhất đó là sự can thiệp, tác động trực tiếp đến người nghèo, và qua lợi ích kinh tế cụ thể như sau:
3.1 Chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung, gồm:
Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo: Thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non…;
Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo: Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, nhất là hộ có người khuyết tật, chủ hộ là phụ nữ.
Hỗ trợ về nhà ở: Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn, miền núi để cải thiện nhà ở, ưu tiên hộ nghèo ở người cao tuổi, người khuyết tật.
Hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng: Thực hiện có hiệu quả chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ cận nghèo; xây dựng chính sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo. Ưu đãi đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở bệnh viện, trạm y tế ở các huyện, xã nghèo.
Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin: Tổ chức thực hiện tốt chương trình đưa văn hóa, thông tin về cơ sở; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, gương thoát nghèo.
Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý: Thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.
3.2 Các giải pháp xóa đói giảm nghèo được chính phủ lựa chọn:
Để sớm hình thành đồng bộ và thực hiện tốt hệ thống thể chế kinh tế – xã hội, thúc đẩy nhanh và bền vững của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần bảo đảm các giải pháp sau:
Một là, tăng nguồn lực đầu tư và cân đối nguồn lực trung hạn của Nhà nước cho các chính sách, chương trình giảm nghèo; lựa chọn chính sách để ưu tiên phân bổ, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực; bảo đảm lồng ghép chính sách và nguồn lực có hiệu quả. Thúc đẩy việc kết nối phát triển kinh tế – xã hội giữa các vùng khó khăn với các vùng phát triển. Thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng, hỗ trợ thị trường phù hợp đặc điểm vùng nhằm thu hút doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, nâng cao khả năng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tại các địa bàn nghèo, địa bàn khó khăn, địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Kết hợp chặt chẽ giữa chính sách giảm nghèo với phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh;
Hai là, thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng nhằm tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo. Duy trì bổ sung một số chính sách hỗ trợ phù hợp đối với hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo;
Ba là, tăng nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; điều chỉnh đối tượng, mức vay, lãi suất, thời hạn cho vay phù hợp gắn với chính sách khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng, nhân rộng mô hình thoát nghèo gắn kết với cộng đồng dân cư trên địa bàn;
Bốn là, ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện nghèo, xã nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo. Giải quyết cơ bản tình trạng hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất ở và giải quyết đất sản xuất hoặc chuyên đổi nghề cho ít nhất 80% hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn đang thiếu đất sản xuất; kết hợp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa được hỗ trợ đất sản xuất, đồng thời có chính sách giải quyết tình trạng di dân không theo quy hoạch của một số địa phương;
Năm là, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và tỷ lệ đào tạo nghề khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số; phân luồng đào tạo nghề hợp lý, hiệu quả; duy trì các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; nâng cao tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ở địa bàn khó khăn , đặc biệt khó khăn; phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú với qui mô phù hợp, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo cử tuyển gắn với sử dụng;
Sáu là, điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và chính sách bảo hiểm y tế để đảm bảo tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người cận nghèo;
Bảy là, tăng cường công tác nhà nước; hoàn thiện cơ chế điều hành, phân công đầu mối chịu trách nhiệm chính, phân cấp đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể cho địa phương; cải cách thủ tục hành chính và phương thức để người dân, cộng đồng tham gia và tiếp cận chính sách giảm nghèo; đầy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tự vươn lên thoát nghèo.